Theụnhặtđượctriệuyênnămnữachịvechaimớiđượcnhậntiềbong da anh.como những tin tức mới nhất trên báo VTV, vụ việc người mua ve chai nhặt được 5 triệu yênNhật hiện vẫn tiếp tục làm dư luận hết sức quan tâm và băn khoăn. Sau đúng 1 năm theo quy định của pháp luật, số tiền 5 triệu yên vẫn chưa thuộc về chị Huỳnh Thị Ánh Hồng.
Nguyên nhân là do Công an quận Tân Bình, TP.HCM, đơn vị thụ lý vụ việc này cho rằng, sự việc đang có dấu hiệu của tranh chấp khi nhận được đơn trình báo của bà Phạm Thị Ngọt nhận số tiền này thuộc về mình. Hiện những vấn đề pháp lý lại tiếp tục được đặt ra, khi mà công an Tân Bình đã chuyển hồ sơ lên toà án giải quyết.
Bàn về những diễn biến mới nhất của vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật, đã có nhiều ý kiến của giới luật sự và chuyên gia pháp lý nhưng kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Mới đây, trong một buổi trao đổi với báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) đã phân tích tính chất của vụ việc người mua ve chai nhặt được tiền ở một góc cạnh khác.
Theo đó, luật sư Thi cho rằng để xác định điều luật nào điều chỉnh đến đối tượng nào thì cần xác định tính chất của đối tượng đó là gì. “Phải xác định 5 triệu yên là gì? Hầu hết các ý kiến cho rằng là vật, từ đó áp dụng quy định đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên, vật vô chủ…
Tuy nhiên, điều hiển nhiên ai cũng biết 5 triệu yên là tiền. Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) về tài sản đã ghi rõ: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tác giả. Vậy 5 triệu yên là tiền chứ không phải là vật, vậy tại sao chúng ta cứ lấy quy định đối với vật để áp dụng trong trường hợp này”, luật sư Thi đặt vấn đề.
Theo ý kiến của luật sư Thi, tiền là một tài sản được xác định hoàn toàn khác hẳn với vật. Chị Hồng phát hiện được 5 triệu yên trong thùng loa cũ và chiếm hữu nó là hoàn toàn ngay tình, chị cũng đã công khai. Do đó, đây là trường hợp sẽ được xác lập quyền sở hữu tài sản theo khoản 7, Điều 170, tức chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều, 247 BLSD.
Trong khi đó, khoản 1, Điều 247 BLDS quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ khi chiếm hữu…”. Sau khi tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ chấm dứt.
“Theo quy định tại Điều 174 BLDS thì tiền được phân loại là động sản. Do đó, người chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục 10 năm thì mới trở thành chủ sở hữu. Cụ thể, chị Hồng cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yên nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu.
Trong trường hợp này, cơ quan công an cần trả số tiền cho chị Hồng nhưng chị chưa được sở hữu nên chưa được sử dụng và định đoạt. Vì vậy, cần phải mở một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng đợi đến hạn mới được nhận”, luật sư Thi nói.
Vấn đề pháp lý ở đây là cơ quan nào sẽ quản lý hay giám sát tài sản trong trường hợp chờ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Luật sư Thi cũng đề xuất nên chăng cần bổ sung thêm chức năng, thẩm quyền này cho tòa án, và cần được nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Dân sự cho phù hợp.
Minh Thùy(T/h)
TP.HCM: Xóa sổ trường gà chuyên tập trung giang hồ bất hảo