Chính phủ đã thống nhất kế hoạch đưa thi thể nạn nhân trong vụ 39 người tử vong tại Anh về Việt Nam | |
Đoàn công tác của Bộ Công an,Đãcógiađìnhtrìnhbáongườithâncóthểlànạnnhântửvongởbđ wap Bộ Ngoại giao đã sang Anh xử lý vụ 39 người tử vong | |
NBC News: Tất cả 39 nạn nhân trong xe container đều là người Việt Nam |
Các cơ quan chức năng sẽ sớm công bố danh tính các nạn nhân. Ảnh: Internet |
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho hay, đến nay có 35 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã trình báo dấu hiệu có thể người thân là nạn nhân trong số 39 người gặp nạn tại Anh.
Tuy nhiên, về việc thông tin cụ thể danh tính nạn nhân, theo đại diện lãnh đạo Bộ Công an, phải theo quy định của pháp luật Anh. Vì thế, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Anh, sau khi xác định được danh tính, tuỳ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán để thông báo với địa phương và gia đình. Thời gian tùy thuộc vào quy định của 2 nước và kết quả xác định.
Cũng tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân tử vong trong xe container tại Anh, đồng thời Chính phủ cam kết sẽ nỗ lực làm hết sức mình để chia sẻ nỗi đau thương, mất mát to lớn này.
Vừa qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ nguyên nhân, điều tra, có biện pháp cần thiết phối hợp với phía Anh trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc.
Ngày 3/11, Bộ Ngoại giao đã cử Thứ trưởng Tô Anh Dũng; Bộ Công an cũng cử đoàn cán bộ sang Anh. Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã trực tiếp trao đổi với phía Anh. Danh tính các nạn nhân sẽ được sớm công bố chính thức.
Theo người phát ngôn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, nhất là Hà Tĩnh, Nghệ An và các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để xử lý, trước hết động viên thân nhân địa phương bằng các biện pháp thích hợp nhằm bù đắp nỗi đau của gia đình các nạn nhân và hỗ trợ trong khả năng. Trong bất cứ trường hợp nào, Chính phủ cũng sẽ làm hết sức mình để bảo hộ công dân.
Liên quan đến việc quản lý lao động tại nước ngoài nói chung, tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, loại hình tội phạm buôn bán người và di cư bất hợp pháp hoàn toàn khác với cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tại Việt Nam, việc cho đi làm việc ở nước ngoài hiện có 5 hình thức hợp pháp: Một là đi qua các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép; hai là đi theo diện hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước; ba là đi cá nhân, ký trực tiếp với các tổ chức nước ngoài nhưng có đăng ký qua cơ quan chức năng; bốn là hợp tác đào tạo liên kết; năm là trao đổi công việc, lao động hợp tác giữa 2 quốc gia trong thời gian ngắn. Tất cả đều đảm bảo minh bạch từ công khai địa bàn, mức thu phí, mức tiền lương…
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ đã quản lý và liên tục kiểm tra các doanh nghiệp cho người lao động đi xuất khẩu và xử lý doanh nghiệp, người lao động vi phạm. Thậm chí, với nhiều doanh nghiệp, địa phương có người lao động bỏ trốn, Bộ cũng đình chỉ hoạt động và người địa phương xuất khẩu lao động.
Vì thế, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khuyến cáo người dân nên đi theo con đường hợp pháp để được bảo hộ công dân, có giấy phép lao động, được đóng bảo hiểm xã hội…