【bxh hạng 2 tbn】Soi kèo phạt góc Leicester vs West Ham, 03h15 ngày 4/12

VHO - Nữ ca sĩ Taylor Swift trình diễn ở Singapore không chỉ có một đêm mà sáu đêm liền. Ước tính sẽ có khoảng 300.000 khán giả ở Singapore và bên ngoài Singapore đến cổ vũ cho cô ca sĩ 34 tuổi rất nổi tiếng trên thế giới này.

Đồn thổi hay chiêu thức thật?Đồnthổihaychiêuthứcthậ<strong>bxh hạng 2 tbn</strong> - Anh 1

 Taylor Swift trình diễn ở Singapore

Từ sau khi đại dịch bệnh Covid-19 kết thúc, nhiều ca sĩ và ban nhạc khác đã trình diễn ở Singapore: Ed Sheeran, Harry Styles, ban nhạc Coldplay hay Blackpink. Nhưng ở việc Taylor Swift trình diễn tại Singapore, thì có những đồn thổi mà nếu là thật thì thiện cảm của bên ngoài dành cho Singapore và cô ca sĩ này rất có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Tất cả đồn thổi đều xuất phát từ việc Singapore là quốc gia nhỏ ở khu vực Đông Nam Á mà lần này Taylor Swift lại trình diễn nhiều đêm và lại còn chỉ trình diễn ở Singapore - duy nhất chỉ ở Singapore. Nội dung chủ đạo ở mọi đồn thổi là có cái gì đó không bình thường ở đây, cụ thể là đồn thổi rằng Chính phủ Singapore đã bỏ rất nhiều tiền ra lót tay cho Taylor Swift, để cô nàng này chỉ trình diễn ở Singapore chứ không ở thêm nơi nào khác nữa trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí có hãng truyền thông còn đưa tin rằng đích thân Thủ tướng Thái Lan Swetta Thavisin đã đề cập đến việc này. Thông tin của hãng truyền thông ấy cho biết, ông Thavisin nói Chính phủ Singapore bỏ ra khoảng 3 triệu USD cho mỗi đêm trình diễn của Taylor Swift để cô này chỉ trình diễn ở Singapore, chứ không ở thêm đâu khác nữa trong khu vực Đông Nam Á. Một số hãng truyền thông trích dẫn phát biểu của một vị dân biểu của Philipines phàn nàn rằng “Láng giềng tốt của nhau thì không hành xử như thế”. Đồn thổi thì như thế và thiên hạ luôn nên thận trọng với đồn thổi.

Phía Chính phủ Singapore lên tiếng bác bỏ ngay lập tức. Bộ trưởng văn hóa Singapore Edwin Tong giải trình trước quốc hội Singapore rằng những đồn thổi trên không đúng như sự thật và số tiền mà Chính phủ Singapore bỏ ra không nhiều đến thế. Ông Tong coi đấy là “đầu tư” và cái lợi mà Singapore thu về được “rất đáng kể và bù đắp được cho những gì đã chi ra”. Như thế có nghĩa là vị Bộ trưởng kia xác nhận gián tiếp rằng những đồn thổi không phải hoàn toàn không có cơ sở, bản chất vụ việc đúng như đã được đồn thổi, chỉ có con số cụ thể là chưa chuẩn chỉnh.

Chuyện Chính phủ Singapore bù trợ như thế nào cho Taylor Swift để cô nàng này chỉ biểu diễn ở Singapore, chứ không cả ở nơi nào đó khác nữa ở khu vực Đông Nam Á, vốn là chuyện riêng giữa Chính phủ Singapore và cô nàng này. Tour biểu diễn của Taylor Swift trước hết là một phi vụ làm ăn của cô ca sĩ và của phía Singapore. Cái gì cũng đều có giá của nó. Ai đó bên ngoài có thể hậm hực, nhưng việc bỏ tiền ra mua cái gọi là “độc quyền biểu diễn” này, đâu có mới lạ gì trong thế giới hiện đại.

Taylor Swift nổi tiếng trên thế giới và có số lượng người hâm mộ rất đông. Thời nay, ca sĩ và nghệ sĩ nổi tiếng nào chẳng biến ảnh hưởng và sự nổi tiếng của mình thành cỗ máy in tiền cho chính mình. Cho nên mọi cơ hội kinh doanh đưa lại “tiền tươi thóc thật” sao lại có thể cho qua. Phía Singapore phải bỏ tiền ra mua thì mới có được, chứ làm gì có chuyện được Taylor Swift “cho không” độc quyền mời cô ca sĩ đến trình diễn. Chiêu thức này giúp Singapore nổi trội hơn hẳn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều ngành kinh tế được “ăn theo sự kiện” và tiền lệ “mua độc quyền tổ chức sự kiện” đã được gây dựng.

Về lý, không ai có thể phê trách cả Taylor Swift lẫn Chính phủ Singapore. Nhưng về tình thì đây lại có thể là chuyện khác. Một khi vì tiền mà cô ca sĩ bất chấp thiện cảm và mong đợi của khán giả và người hâm mộ ở các nơi khác nữa, thì rồi sự gắn kết giữa ca sĩ và người hâm mộ sẽ không thể bền vững được mãi. Như thế, cái lợi trước mắt chưa chắc đã hơn cái lợi có thể có được về lâu dài. Hơn nữa, cứ càng ích kỷ thì càng dễ nhạt phai dần tình bạn hữu. 

 MINH THẮNG