Hậu kiểm hoạt động kinh doanh vận tải qua quy định,ếtchặthoạtđộngkinhdoanhvậntảbondaso hộp đen
Tại cuộc họp báo ngày 17/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về tuyên truyền Nghị định 86 của Chính phủ về quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, đại diện các cơ quan chức năng khẳng định, Nghị định 86 sẽ “siết” điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải, giúp cơ quản lý Nhà nước “quản” chặt và hậu kiểm thông qua các quy định, thiết bị hộp đen.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho biết, tham gia vào hoạt động vận tải khách theo hợp đồng lớn nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lên tới hàng chục nghìn xe, dẫn đến việc quản lý khó khăn.
Tuy nhiên, quy định hiện hành cho phép các hộ kinh doanh cũng được kinh doanh loại hình này, dẫn đến đầu mối nhiều, quy định văn bản pháp luật lỏng lẻo như không cấm xe hợp đồng đón trả khách sai điểm dừng đón, nên đã có thời gian xe này tranh giành khách với xe vận tải liên tỉnh cố định. Nhưng theo Nghị định 86 sắp có hiệu lực thì quy định này sẽ bãi bỏ.
Ngoài ra, cũng theo ông Quyền, Nghị định 86 cũng có điểm mới khi quy định số lượng xe tối thiểu mới được cấp phép kinh doanh vì hiện nay, quản lý vận tải rất lỏng lẻo, chất lượng dịch vụ thấp, an toàn giao thông kém, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thấp, quản lý nội bộ doanh nghiệp làm rất đơn giản.
Đặc biệt, tại cuộc họp, đại diện các cơ quan chức năng cũng “mổ xẻ” thực trạng quản lý luồng tuyến vận tải bấy lâu nay giao cho các đơn vị kinh doanh vận tải nghiên cứu thị trường, chỗ nào có nhu cầu thì doanh nghiệp đề xuất mở tuyến vận tải theo tuyến cố định, các Sở GTVT cho chạy thử, phạm vi Sở thì Sở cấp, phạm vi Tổng cục thì đề xuất Tổng cục cấp, sau đó cho chạy thử 6 tháng nếu được thì cho phép mở tuyến.
Tuy nhiên, chính điều này đã nảy sinh tình trạng, những tuyến nhỏ lẻ, phân tán và các đơn vị nhỏ lẻ phát sinh nhưng lại chạy ở những tuyến rất dài, lên tới cả nghìn km, bán vé ít nhưng ra đường nhặt khách, tranh giành khách gây mất trật tự an toàn giao thông.
“Thời gian tới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ quy hoạch mở để siết lại điều kiện tiêu chí mở tuyến, như điều kiện bến, lưu lượng đi lại, số lượng chuyến xe bình quân xuất bến trong tháng, tuần phải đạt như thế nào. Rà soát các tuyến hiện nay, tuyến nào không đạt thì phải sắp xếp lại,” ông Quyền cho biết.
Từ ngày 1/1/2016 không được sử dụng xe hoán cải để vận tải khách
Một điểm đáng lưu ý nữa của Nghị định 86 là quy định từ ngày 1/1/2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng (xe hoán cải) để vận tải khách.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông, đối với những xe khách đã hoán cải trước đây, Bộ GTVT sẽ không hồi tố, song sẽ có lộ trình để doanh nghiệp đưa các phương tiện đã hoán cải này chuyển đổi sang hoạt động ở những cung đường phù hợp.
“Nghị định 86 sẽ qui định chặt hơn về điều kiện kinh doanh vận tải. Theo đó đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn, khi kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép kinh doanh; hoặc trong thời gian 1 năm có trên 50% số xe hoạt động mà người lái xe vi phạm luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng; trong thời gian 3 năm có tái phạm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết.
Cũng tại cuộc họp khi trả lời ý kiến cần phải xem xét lại thiết kế xe khách giường nằm hai tầng sau vụ tai nạn giao thông ở Lào Cai vừa qua, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình cho biết, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang nghiên cứu phù hợp xe với từng cung đường, trên cơ sở này có chính sách, lộ trình cụ thể với từng loại xe cụ thể.
Trong tháng 9 này sẽ hoàn thành báo cáo Bộ GTVT về sự tương quan giữa xe và đường để đề xuất cung đường và lộ trình, đồng thời sẽ sửa đổi tiêu chuẩn của ôtô khách, đặc biệt là xe giường nằm theo hướng tăng tính an toàn khi tham gia giao thông.
Ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết, sẽ căn cứ vào kết quả thử nghiệm của Cục Đăng kiểm để có những điều chỉnh về luồng tuyến, thời gian chạy xe đối với loại xe này.
Nghị định 86 cũng quy định về niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở khách, loại bỏ tình trạng xe cũ nát chạy dọc đất nước. Cụ thể, ôtô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên đối với cự ly trên 300 km phải có niên hạn sử dụng không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người. Đối với cự ly từ 300 km trở xuống thì niên hạn không quá 20 năm đối với ôtô sản xuất để chở người. |
Bài và ảnh: Trí Dũng