Điều tra doanh nghiệp “ma” nhập khẩu hàng điện tử ASANZO | |
Doanh nghiệp “ma” trong vụ nhập lậu ngà voi tại Hải Phòng | |
Vì sao khó thu hồi giấy phép doanh nghiệp “ma”? | |
Ai đứng sau doanh nghiệp “ma” ? |
Tây Ninh bắt giữ nhiều vụ xuất lậu khẩu trang qua biên giới |
Gỗ quý trong danh mục Cites
Tháng 1/2020, một lô hàng gồm 50 container gỗ được nhập khẩu về cảng SP-ITC TPHCM. Lô hàng này do Công ty TNHH Inbe Á Châu (địa chỉ: 51 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM) đứng tên mở các tờ khai nhập khẩu. Theo khai báo, hàng nhập khẩu là gỗ Gõ (có tên khoa học Afzeiia xylocarpa) xẻ hộp, chưa qua chế biến, có kích thước dài: 3,6m-5,8m, rộng: 19cm-36cm, cao: 16cm-28cm.
Phát hiện nhiều nghi vấn từ lô hàng này, ngày 10/1/2020, tại cảng SP-ITC TPHCM, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) – Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan TPHCM) tiến hành khám xét toàn bộ 50 container gỗ nhập khẩu này.
Kiểm tra thực tế hàng hóa chứa trong container, bước đầu cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa có dấu hiệu sai so với khai báo hải quan. Toàn bộ gỗ chứa trong container là những khối gỗ lớn, có nguồn gốc từ châu Phi. Giám định tại hiện trường, bước đầu cơ quan giám định chuyên ngành cho rằng, nhiều khả năng là gỗ Giáng hương Tây Phi nằm trong danh mục Cites, khi nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành.
Do số gỗ nhập khẩu lớn, kích thước không đồng nhất, cơ quan Hải quan phải mất hàng chục ngày kiểm đếm, giám định chi tiết. Ước tính lô hàng khoảng 1.000 m3, trị giá hơn 10 tỷ đồng.
Trụ sở đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Inbe Á Châu là quán tập hóa. Ảnh: T.H. |
Nghi vấn doanh nghiệp “ma”
Theo ông Trần Văn Thành, Phó Đội trưởng Đội 3, để nhập khẩu gỗ Giáng hương theo quy định phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Tuy nhiên, tại lô hàng này, doanh nghiệp khai báo sai tên hàng hòng qua mặt cơ quan chức năng, nhưng đã bị phát hiện bắt giữ ngay tại cảng. Thủ đoạn của các đối tượng trong việc nhập lô hàng nêu trên là lòng vòng qua nhiều nước nhằm giấu xuất xứ hàng hóa, đánh lạc hướng cơ quan chức năng kiểm soát tại cảng. Đồng thời, doanh nghiệp lợi dụng khai báo sai tên hàng để né giấy phép chuyên ngành.
Bên cạnh đó, sau khi lô hàng đã được phân luồng và đại diện doanh nghiệp này đã đến Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I nộp hồ sơ làm thủ tục thông quan. Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan nghi ngờ về chủng loại gỗ, đề nghị doanh nghiệp xuất trình hàng hóa để kiểm tra theo quy định thì đại diện Công ty TNHH Inbe Á Châu né tránh, không hợp tác.
Qua điều tra thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, Đội 3 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn từ doanh nghiệp này. Cụ thể, xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại số 51 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM, phát hiện tại đây là cửa hàng tạp hóa bán đường, sữa, gạo,… không treo bảng hiệu và không có công ty nào hoạt động!
Đáng lưu ý, ngay sau khi bị cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, Công ty TNHH Inbe Á Châu đã từ chối nhận hàng và tìm cách chuyển đổi manifest sang tên người nhận hàng khác là Công ty TNHH SX TMDV XNK HTL (có địa chỉ tại tầng trệt số 469 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TPHCM). Tuy nhiên, theo lãnh đạo Đội 3, theo quy định, trường hợp này tờ khai đã được phân luồng, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ làm thủ tục thông quan, tờ khai chưa hủy nên trách nhiệm pháp lý vẫn thuộc về Công ty TNHH Inbe Á Châu.
Hiện nay Đội 3 đang tiếp tục điều tra làm rõ doanh nghiệp núp bóng nhập khẩu lô gỗ quý nêu trên.
Công ty TNHH Inbe Á Châu được cấp phép thành lập vào cuối năm 2010 và chính thức hoạt động vào tháng 1/2011. Đại diện pháp luật là ông Đỗ Thái Toàn, doanh nghiệp trong tình trạng đang hoạt động. Tuy nhiên, tại địa chỉ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không có doanh nghiệp nào hoạt động, không có bảng tên, nơi đây là quán bán tạp hóa. |