Đó là khẳng định của ông Trần Đắc Hiến,ốncódoanhnghiệpkhoahọccôngnghệhãyđếkqbd mallorca Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) tại Hội thảo về hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập được tổ chức tại Bộ KHCN sáng 10/3.
Muốn có 1 doanh nghiệp khoa học công nghệ, hãy đến với Chương trình 592, Ban chủ nhiệm Chương trình sẽ nhanh chóng có những xem xét cần thiết
Theo đó, trình bày báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Chương trình 592), ông Trần Đắc Hiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ nhiệm Chương trình 592 cho biết, Ban chủ nhiệm đã nhận được khoảng gần 100 đề xuất của các địa phương. Tuy nhiên, do chưa nghiên cứu kỹ văn bản nên nhiều địa phương đề xuất chưa trúng, chưa đúng.
“Trong số 100 đề xuất, đến hết 2015 đã có 12 dự án tham gia vào chương trình, 3 thuộc vật liệu, 5 thuộc công nghệ sinh học, 2 công nghệ thực phẩm, 2 thuộc nghiên cứu chính sách”, ông Trần Đắc Hiến nói.
Hiện tại, Ban chủ nhiệm Chương trình đang thành lập hội đồng và phê duyệt theo quy định và vẫn tiếp tục nhận những đề xuất của các bộ ngành địa phương.
Điều đặc biệt theo ông Trần Đắc Hiến là Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kéo dài Chương trình 592 đến hết năm 2020 với nhiều điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.
Đến nay, Bộ KHCN đã sửa đổi nhiều và tiếp tục trình dự thảo tới Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng này. Đây sẽ là cơ sở để triển khai Chương trình 592 hiệu quả hơn, ông Hiến cho hay.
“Chúng tôi rất muốn có sự tham gia của các doanh nghiệp quy mô lớn vào Chương trình 592 để chương trình có sức sống, sức cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp không phân biệt tư nhân hay nhà nước, chương trình sẵn sàng hỗ trợ. Qua hơn 1 năm triển khai chúng tôi thấy rằng rất cần phải mời các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhà nước tham gia vào. Các doanh nghiệp này có thể không cần đầu tư nhiều tiền lắm từ chương trình nhưng sẽ có sự tư vấn, hỗ trợ để hình thành được các doanh nghiệp công nghệ với tư cách là công ty con của Tập đoàn, Tổng công ty. Từ đó doanh nghiệp trở thành bộ não của Tập đoàn, Tổng công ty không chỉ nhập máy móc, dụng cụ, công nghệ về mà còn có vai trò nghiên cứu và chế tạo”, ông Trần Đắc Hiến nói.
Xét về ngành kinh tế, theo đánh giá, ngành dệt may, da giày và rất nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam đã làm chủ được công nghệ. Đây là điều đáng quý trong bối cảnh hiện nay, việc tạo ra công nghệ đối với các ngành còn rất khó khăn bởi việc đầu tư chưa thích đáng.
Báo cáo một số vấn đề về phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, ông Trần Xuân Đích, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Khoa học và Công nghệ, Bộ KHCN cho hay, chúng ta đã nhập WTO và chuẩn bị gia nhập Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập sâu rộng, nhu cầu đầy mạnh khoa học và công nghệ tăng lên.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ như được miễn thuế sử dụng đất và nhiều ưu đãi khác.
“Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ cấp hiện nay chỉ mới 200. Nguyên nhân có thể do thủ tục còn phức tạp. Một số doanh nghiệp thực ra đang hoạt động là khoa học và công nghệ nhưng đang được hưởng các ưu đãi khác nên họ không muốn chuyển sang là doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thực chất là doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhưng họ chưa chuyển vì đang được hưởng ưu đãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, ông Trần Xuân Đích nói.
Đánh giá chung về thị trường khoa học công nghệ hiện nay, ông Đích cho rằng, đến nay các chính sách gần 10 năm nhưng chúng ta còn hết sức chậm. Trong các loại thị trường ở Việt Nam thì thị trường khoa học và công nghệ non nhất, mới nhất, do đó, các yếu tố đều hết sức mới mẻ, khó khăn.
Đối với vấn đề thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ công lập hiện nay, ông Đinh Việt Bách, Vụ Tổ chức Cán bộ cho rằng, cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ đã được triển khai hơn 11 năm và đã phát sinh một số khó khăn vướng mắc. Do đó, Bộ KHCN hiện đang trình CP ban hành Nghị định thay thế Nghị định 115.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ đã trình bày những kinh nghiệm cũng như đề xuất của mình tới Ban chủ nhiệm Chương trình 592. Ban chủ nhiệm đã lắng nghe những ý kiến, mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp và khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ. “Muốn có 1 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, mời các anh hãy đến Chương trình 592, chúng tôi sẽ nhanh chóng có những xem xét cần thiết”, ông Trần Đắc Hiến nhấn mạnh.