Thông tin trên được đề cập tại Hội thảo Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại TP.HCM trong khuôn khổ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ,ùmbengkhingườitâmthầngâybạolựcnhưngimlặngkhihọbịđábxh bd nga tổ chức sáng nay (28/6).
Chia sẻ tại hội nghị, bác sĩ Trần Duy Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho hay người tâm thần phân liệt bị bạo hànhnhiều hơn so với việc họ tấn công người khác. Kết quả này dựa trên một nghiên cứu xác định tình trạng bạo lực với gần 400 người bệnh tâm thần phân liệt ngoại trú.
Người bệnh bị bạo hành không chỉ bằng hành vi đánh đập mà còn qua lời nói, thái độ. “Người tâm thần tấn công ai thì bị báo ngay lập tức. Thế nhưng người khác đánh chửi bạo lực họ thì người ta im lặng, xem là bình thường”, bác sĩ Tâm nói.
Từ thực tế này, bác sĩ Tâm cho rằng bệnh nhân cần được điều trị tốt hơn để lấy lại được sự độc lập, có chương trình giáo dục trị liệu với thân nhân. Tầm nhìn xa hơn là phải thay đổi quan niệm xã hội giảm kỳ thị với người bệnh tâm thần. Ông khẳng định cần phải nêu lên vấn đề để cải thiện quan hệ giữa bệnh nhân và người nhà.
Thống kê cũng cho thấy, có đến 80% người chăm sóc bệnh nhân tâm thần là nữ, chủ yếu là mẹ và chị em gái. Họ gần như không làm việc để dành thời gian bên cạnh người bệnh nên gia đình mất đi 2 người lao động.
Tiến sĩ, bác sĩ Lại Đức Trường, Văn phòng WHO tại Việt Nam nhận định, người dân vẫn đang hiểu "tâm thần" chỉ người bị tâm thần phân liệt mà quên đi trầm cảm, lo âu cũng là vấn đề rối loạn tâm thần. Một phần nguyên nhân do nhiều năm qua, ngành y tế tập trung vào điều trị cho bệnh tâm thần phân liệt.
Ông phân tích, thống kê về tâm thần phân liệt ở Việt Nam chỉ khoảng 0,3 -0,5% nhưng trầm cảm, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu chiếm đến 10%. Số liệu cũng cho thấy khoảng 13-14% dân số Việt Nam gặp các vấn đề về rối loạn tâm thần, bao gồm rối loạn trong suy nghĩ, tình cảm và hành vi. Trong đó, trầm cảm và lo âu phổ biến nhất.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy khoảng 90% người bệnh có các vấn đề về rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được điều trị một cách chính thức. Một số trường hợp được chẩn đoán thành suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…
Về nhân lực, nước ta có 0,99 bác sĩ tâm thần/100.000 dân; 2,89 điều dưỡng tâm thần/100.000 dân, 0,11 tư vấn tâm lý/100.000 dân. Trong khi đó, các con số tương ứng trung bình của thế giới là 1,7 - 3,8 - 1,4 trên 100.000 dân.
Tiến sĩ Trường nhận định, chuyên ngành tâm thần tại Việt Nam vẫn chịu nhiều thiệt thòi, hạn chế. Bệnh viện Tâm thần nhiều nơi còn yếu hơn rất nhiều so với trung tâm y tế quận huyện. Nếu ở Australia, lương bác sĩ tâm thần cao gấp đôi chuyên ngành khác thì ở Việt Nam, không ai muốn theo đuổi chuyên khoa này vì thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa tâm thần chủ yếu tập trung ở các thành phố, khoảng trống điều trị quá lớn, tâm lý trị liệu rất hạn chế. Không có và thiếu trầm trọng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các đối tượng đặc biệt như sau thảm họa, thiên tai, phụ nữ, trẻ em… Đại diện WHO tại Việt Nam khuyến nghị, cần bảo đảm tăng cường các dịch vụ toàn diện như tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng, dịch vụ cho các rối loạn tâm thần thường gặp…
Tại TP.HCM, hiện có khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về tâm thần, mạng lưới chăm sóc người bệnh theo mô hình 3 tầng từ cộng đồng đến cơ sở chuyên khoa. Nhiều năm qua, TP đã thực hiện chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh tâm thần lang thang, cơ nhỡ, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, mới đây nhất là triển khai loại hình dịch vụ “Cấp cứu trầm cảm”, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế…
Bệnh viện nào xấu nhất TP.HCM?"Có lẽ ở TP.HCM, Bệnh viện Tâm thần là xấu nhất. Rất tội người bệnh", ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.