【soi kèo australia hôm nay】Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs Newcastle, 22h00 ngày 30/11
(CMO) “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, giữa cái nghèo, trong vòng luẩn quẩn của mưu sinh, những đứa trẻ như mầm non yếu ớt lại trở nên rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trong nắng gió. Tuổi thơ nhọc nhằn cùng ba mẹ bươn chải với cuộc sống, nhưng ở huyện Ngọc Hiển - nơi cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, ước mơ về con chữ, khát vọng đổi đời của những đứa trẻ nghèo như mầm được vươn lên trên đất phù sa.
Những ngày hè cháy nắng
"Bữa nay ốc ít, con về sớm. Cha mẹ con ở ngoài rừng vác cây mướn, chiều tối mới về", bé Như nói với cô giáo Thơm và mấy người khách lạ.
Được đến trường học là ước mơ của trẻ em nghèo vùng ven biển. |
Nằm gần mé đầu voi, chiều nước ròng, căn nhà của em Phạm Huỳnh Như (ấp Đường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) trở nên chênh vênh hơn. 11 tuổi Như đã là chị Hai của 3 đứa em nhỏ nheo nhóc. Hằng ngày cha mẹ phải vào rừng vác cây mướn hoặc bắt ba khía, bắt ốc..., Như ở nhà vừa trông em, vừa chờ con nước ròng để đi dọc mé bãi bắt ốc và chem chép bán.
Nước đã ròng sát đáy, con sông chỉ còn là cái lạch nhỏ, bãi lồi lên hai trảng đất, mấy cái hang nhỏ và đó là nơi mưu sinh của không ít đứa trẻ. Bé Như nước da ngăm đen, ánh mắt hồn nhiên và tươi sáng đến lạ, chỉ về phía bãi bồi trước nhà: “Mấy tháng hè này con thường ra bãi bắt ốc len bán”. Cô bé nhỏ tuổi mà ham làm khoe thêm: “Bữa nào bà ngoại và dì Út không vào rừng vác củi thì dẫn con vô rừng bắt ốc. Trong rừng nhiều ốc hơn, có ngày con bắt ốc bán được cả trăm ngàn đồng, còn đi theo mấy bãi này cả buổi chỉ có 20-30 ngàn thôi”.
Chỉ có đủ đất để dựng ngôi nhà, lại đông con nên cha mẹ Như phải đi vác cây mướn từ sáng đến chiều, khi không vác cây thì ai thuê gì làm đó, mọi chuyện còn lại ở gia đình một mình Như gánh vác.
Ở tuổi 11, lẽ ra Như phải có những ngày hè thật vui vẻ như bạn cùng trang lứa, nhưng tuổi thơ em là những chuỗi ngày cơm chưa no, áo chưa ấm thì làm sao dám mơ đến một ngày hè ấm áp, ý nghĩa. Cô bé nghèo phải lao động từ nhỏ nhưng cũng lắm tự hào vì niềm vui của em là được phụ giúp gia đình. “Tiền bắt ốc được con mua mì cho em ăn, mấy lần con xin nghỉ học theo cha mẹ vô rừng bắt ốc mà cha mẹ không cho. Nếu có tiền đi học con thích được làm cô giáo giống như cô giáo Thơm”, bé Như mơ ước.
Không riêng gì Như, ngày hè cháy nắng vất vả đi làm kiếm tiền phụ gia đình trang trải cuộc sống là câu chuyện quen thuộc của không ít trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn sống ven cửa biển, cửa sông của huyện Ngọc Hiển.
Hai anh em Nguyễn Văn Kha (9 tuổi) và Nguyễn Văn Ngọc (13 tuổi) ở ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân cũng sống vất vả không kém bé Như. Mồ côi mẹ từ sớm, anh em Ngọc sống với ông bà nội. Ông nội đã lớn tuổi (70 tuổi) nên không lao động được, gia đình sống nhờ vào gánh hàng rau cải cóc ken của bà nội Ngọc.
Dù đang tuổi cắp sách đến trường nhưng Ngọc đã dang dở việc học vì cái nghèo và bao nhiêu ước mơ còn lại gửi gắm vào đứa em trai út. Ngọc kể: “Hai anh em con ra bãi từ 12 giờ trưa, khoảng 4 giờ chiều mới về, chủ yếu là bắt ốc len. Mà lúc này ốc bự hết rồi, chỉ bắt được mấy con ốc nhỏ nên vựa người ta chê, hổng ai mua hết. Con ước em con được đi học chớ không nghỉ học nửa chừng như con”.
Hơn 10 năm gắn bó với học sinh vùng ven biển, có lẽ hơn ai hết cô Nguyễn Thị Thơm (Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học 3 Tân Ân Tây, xã Tân Ân Tây) hiểu được những nhọc nhằn của những bậc phụ huynh và các em nhỏ. Cô Thơm cho biết: “Cứ vào dịp hè, nhiều đứa trẻ phải lặn lội vô rừng rồi ra mấy mé bãi bắt ốc, chem chép, sâm đất... để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Không ít trường hợp các em bươn chải vậy mà cố gắng học tập, có cả giấy khen của trường”.
Nỗ lực cho năm học mới
Trên chuyến phà chiều nối hai bờ thị trấn Rạch Gốc và xã đảo Tân Ân, bên kia sông là cái chợ nhỏ vậy mà đã bày biện đủ thứ sách vở, quần áo mới, màu sắc cũng bắt mắt. Còn bên đây sông là hình ảnh những đứa trẻ lấm lem sau buổi trưa còng lưng ngoài bãi bồi làm người khác chạnh lòng.
Ngày hè nhọc nhằn của chị em Như và trẻ em ven biển. |
Chợt nhớ lại tâm sự của bé Như: “Bộ đồ đi học mẹ con mua hồi năm lớp 1, năm nay con học lớp 3 rồi. Cha mẹ nói đang đi làm để dành tiền mua sách sổ cho chị em con”. Thêm ánh mắt đau đáu của ông Tư Phát, ông nội của hai anh em Ngọc khi nhìn về 2 đứa cháu mồ côi: “Đâu ai muốn mình sống trong nghèo khó như vậy, số phận nó vậy nên cũng đành chịu, đời mình lỡ khổ nên ráng nuôi mấy đứa nhỏ học hành. Thằng lớn cũng vì khổ quá mà nghỉ học, thằng út là cả niềm hy vọng của gia đình. Năm học mới nào cũng vậy, đủ thứ để lo, cũng may có nhà trường giúp đỡ nên gia đình giảm bớt một phần”.
Vậy là năm học mới sắp đến. Nhà nào có điều kiện chắc giờ đã tất bật mua sắm cho con sách vở và quần áo mới. Nhưng với những gia đình nghèo, không đất sản xuất và không có nghề nghiệp ổn định như cha mẹ bé Như hay ông bà nội của hai anh em Ngọc, thì đó là cả một nỗi lo.
Cô Phạm Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Ân, xã Tân Ân, cho hay: “Mấy hôm nay trường đã lập danh sách và phối hợp với Hội Khuyến học xã tặng sách vở cho hơn 100 học sinh nghèo. Năm nay không biết sao chứ mấy năm trước trường có nhiều hồ sơ xin chuyển nơi khác, có trường hợp không xin chuyển mà bỏ học ngang luôn. Các em chủ yếu theo cha mẹ đi làm ăn xa. Sau một thời gian, có trường hợp quay về đây bám rừng, bám biển, trường cũng tạo điều kiện cho các em được đi học lại. Biết là chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều nhưng ở xã đảo này, học sinh nghèo nhiều lắm, chúng tôi không mong muốn gì hơn là tạo mọi điều kiện để các em được đến lớp học”.
Ông Đỗ Thanh Tâm, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Năm học mới đến, ngành giáo dục phối hợp với các trường và địa phương rà soát những trường hợp học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ các em dụng cụ học tập như sách vở, cặp, quần áo…, tránh tình trạng các em phải bỏ học vì không có điều kiện. Do địa phương vẫn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh". |
Kim Chi