Ngày 20/4,âydựngtàiliệuđàotạochuẩnmựckếtoáncôngViệdự đoán kq tại Hà Nội, Học viện Tài chính và Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo Xây dựng tài liệu đào tạo chuẩn mực kế toán công Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Đức Chính - Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán cho biết, hiện nay báo cáo tài chính (BCTC) thực hiện theo quy định Luật Kế toán và nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức đào tạo như thế nào cho hiệu quả?
Theo ông Vũ Đức Chính, đối tượng đào tạo là các sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống có tổ chức các khoa kế toán. Đồng thời, việc đào tạo cho các cán bộ kế toán, cán bộ lập BCTC, cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước, để cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước tiếp thu được những thông lệ tốt; thay đổi tư duy nhận thức, đưa vào cơ chế chính sách tài chính công những đổi mới phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo bà Trần Thị Thu Hương - Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, tại Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Phê duyệt đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam”. Đề án nhằm phục vụ quản lý nhà nước, lập BCTC nhà nước theo thông lệ quốc tế.
Với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công; xác định cơ sở để xây dựng BCTC nhà nước, thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước của Kho bạc Nhà nước; thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới, góp phần nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính.
Trong đó, mục tiêu cụ thể: nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công (CMKTC) Việt Nam trên cơ sở CMKTC quốc tế; đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế; đồng bộ với cải cách, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, chính sách quản lý tài chính của Việt Nam; cung cấp thông tin tài chính kịp thời, trung thực, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai minh bạch trong quản lý các nguồn lực của Chính phủ; gắn với việc triển khai lập BCTC nhà nước; làm cơ sở, nền tảng cho hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhà nước, với hệ thống văn bản pháp luật liên quan đã và đang được cải cách phù hợp thông lệ quốc tế; là căn cứ ban hành chế độ kế toán.
Đối tượng áp dụng của đề án là các đơn vị trong lĩnh vực công, trừ các doanh nghiệp nhà nước. Các trường đại học, học viện và các tổ chức nghề nghiệp phối hợp nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ triển khai áp dụng CMKTC Việt Nam. Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành, đào tạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện hệ thống CMKTC Việt Nam.
Còn theo TS. Hy Thị Hải Yến - Học viện Tài chính, từ thực tiễn lập và trình bày BCTC tại một số đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Thông tư 107/2018/TT-BTC đã được ban hành và áp dụng tính đến nay là hơn 3 năm, với sự thay đổi lớn về nội dung lập và trình bày BCTC tiệm cận với CMKTC quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn không ít các đơn vị chưa hiểu rõ ý nghĩa của sự thay đổi này, cũng như chưa nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của thông tin và chất lượng thông tin trên bộ BCTC mới.
Đề xuất cho công tác đào tạo CMKTC ở Việt Nam, TS. Hy Thị Hải Yến cho rằng, áp dụng CMKTC vào Việt Nam là một quá trình cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Để CMKTC có thể đi vào đời sống một cách hiệu quả nhất, rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơ quan quản lý nhà nước và tất cả các đơn vị kế toán công ở Việt Nam. Bên cạnh công tác truyền thông, thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng có thể giúp những chủ thể liên quan đến việc lập và trình bày BCTC và các chủ thể sử dụng thông tin trên BCTC hiểu đúng, vận dụng đúng những ý nghĩa mà CMKTC truyền tải..../.
Bà Trần Thị Thu Hương cho biết, theo đề án, giai đoạn từ 2020 - 2024: nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố CMKTC Việt Nam theo lộ trình; từ 2020 - 2023: ban hành 21 CMKTC Việt Nam; năm 2024: Bộ Tài chính tổng kết, đánh giá và lựa chọn các chuẩn mực còn lại trong các giai đoạn tiếp theo với điều kiện cơ chế, chính sách được sửa đổi, bổ sung đồng bộ với các nguyên tắc của chuẩn mực; các chuẩn mực có những khác biệt lớn, nghiên cứu xây dựng khi có đủ điều kiện. Năm 2021, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và hoàn thành dự thảo của 5 CMKTC Việt Nam đầu tiên theo lộ trình đề án gồm: chuẩn mực số 1 trình bày báo cáo tài chính; chuẩn mực số 2 báo cáo lưu chuyển tiền tệ; chuẩn mực số 12 hàng tồn kho; chuẩn mực số 17 bất động sản, nhà xưởng và thiết bị; chuẩn mực số 31 tài sản vô hình; đợt 2 năm 2021, đang nghiên cứu xây dựng dự thảo 6 chuẩn mực. |
Đức Việt