bổ sung các luật về Đầu tư kinh doanh tổ chức tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) ngày 11/8.
DN “khổ” nhất là thủ tục và lãi suất
Một trong các diễn giả tại hội thảo,ãisuấtvàthủtụcđènặngvaidoanhnghiệbảng xếp hạng bundesliga 2022 ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng trong những năm qua, quy trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp, đi cùng với đó là sự tốn kém về thời gian và chi phí cho DN cũng như xã hội. “Hiện nay, lãi suất và thủ tục hành chính là hai điều nặng gánh nhất của DN. Lãi suất có thể phụ thuộc vào thị trường nhưng thủ tục hành chính thì nằm trong tay chúng ta”, ông Nguyễn Văn Đực nói.
Đại diện DN bất động sản Đất Lành so sánh, trước năm 2006, thời gian làm thủ tục đầu tư xây dựng kéo dài khoảng 1 năm. Giai đoạn từ khi có Nghị định 90 (năm 2006) và Nghị định 71 (năm 2010), thời gian làm thủ tục tăng lên 2 đến 3 năm với việc phê duyệt dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng. Còn hiện nay, DN phải mất 3 – 4 năm cho việc làm thủ tục với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế kỹ thuật và giấy phép xây dựng.
Nêu ví dụ cụ thể về những vấn đề thủ tục đang chồng chéo, thiếu minh bạch, ông Nguyễn Văn Đực cho biết, hiện nay để xác định hệ số sử dụng đất, DN phải liên hệ Sở Quy hoạch kiến trúc. Tuy nhiên chỉ tiêu dân số phải liên hệ UBND quận huyện và số căn hộ trong dự án phải “xin” Sở Xây dựng… Trong khi, công văn 1245 năm 2013 của liên Bộ Xây dựng – Khoa học công nghệ đã xác định chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở là 25m2/người, không quy định diện tích tối đa và tối thiểu của căn hộ. Như vậy, chỉ cần liên hệ Sở Quy hoạch kiến trúc về hệ số sử dụng đất của khu đất xây dựng công trình là đủ, không cần xác định dân số và số lượng căn hộ của công trình, miễn là căn hộ trên 25m2.
Đối với việc thẩm định thiết kế và quản lý chất lượng công trình, đại diện công ty bất động sản này cũng cho rằng việc giao công trình cấp 1 cho Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế và quản lý chất lượng công trình có nhiều bất cập, tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cả DN, Nhà nước. Thay vào đó, đề nghị Bộ Xây dựng ủy quyền cho UBND các địa phương như TP.HCM, Hà Nội thực hiện.
Để tăng tính minh bạch trong khâu làm thủ tục, ông Nguyễn Văn Đực cũng đề nghị gắn mỗi hồ sơ dự án một mã số để người thụ lý và cấp trên thông báo hướng dẫn, DN theo dõi được tiến trình làm việc của chính quyền, tránh người trung gian trục lợi.
Thủ tục hành chính nhiều vì lợi ích nhóm?
Theo đại diện Công ty Đất Lành, thủ tục gia tăng và thiếu minh bạch đã làm tăng chi phí của DN, cả chính thức và không chính thức. Từ đó DN buộc phải tính vào giá thành sản phẩm, cụ thể là giá nhà ở, khiến giá nhà ở không thể giảm được.
Cùng nhận định này, TS Lê Đăng Doanh nêu con số cho biết, giá nhà ở tại Việt Nam đang ở mức rất cao so với thu nhập của người dân. Cụ thể, tỷ lệ giá nhà ở trên thu nhập trung bình ở các thành phố lớn là 22 – 26 lần. Trong khi chi phí sở hữu nhà ở so với thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ là 8 lần, ở một vài nước châu Âu là 9 lần, tỷ lệ này cao hơn ở các nước châu Á như Nhật (25 lần), Singapore (34 lần). Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng trong những năm tới, TS Lê Đăng Doanh kiến nghị sớm sửa đổi những bất cập trong thủ tục hành chính đối với lĩnh vực xây dựng.
Từ quan điểm của cơ quan lập pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, có nhiều bất cập về thủ tục thực tế không nằm trong các luật đã ban hành mà chủ yếu ở các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành. “Chúng ta bị lợi ích nhóm trong các bộ, sở, giành nhau quyền anh, quyền tôi nên mới thế. Đây là vấn đề phải nghiên cứu, làm rõ đến cùng để giải quyết”, ông Nguyễn Đức Kiên cho biết.
Theo kết quả rà soát của nhóm nghiên cứu CIEM và dự án GIG, khung pháp luật Việt Nam về hoạt động đầu tư, kinh doanh vẫn tồn tại rất nhiều bất cập làm cản trở các nhà đầu tư tiếp cận thị trường, nguồn vốn và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển. Một trong những bất cập đó là sự chồng chéo, không rõ ràng của các quy định pháp luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản… Bất cập này đã làm hạn chế tính tích cực của nhiều chế định luật nhằm khuyến khích đầu tư, làm gia tăng tiêu cực trong việc thi hành pháp luật, và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh. |
H.Y