Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008,êmdấuhiệuchothấykinhtếPhápvẫnlúnsâutrongkhủnghoảket qua duc 2 hoạt động sản xuất công nghiệp của Pháp vẫn chưa phục hồi. Giá trị sản xuất công nghiệp của Pháp vào thời điểm hiện nay vẫn thấp hơn 14% so với giá trị đạt được vào tháng 4/2008.
Theo báo chí Pháp, các cuộc biểu tình và đình công liên tiếp phản đối dự luật lao động từ tháng Ba vừa qua đã để lại nhiều hậu quả đối với nền kinh tế, đặc biệt trong một số lĩnh vực như lọc dầu.
Giá trị các sản phẩm từ ngành công nghiệp lọc dầu đã sụt giảm 21% trong tháng Năm và tiếp tục giảm 12,4% trong tháng Sáu do nhiều cơ sở sản xuất bị phong tỏa và buộc phải đóng cửa vì các cuộc đình công.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình và đình công không phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng sụt giảm sản xuất công nghiệp hiện nay, bởi vì trong tháng Bảy, khi bầu không khí xã hội đã bớt căng thẳng thì sản xuất công nghiệp vẫn không thể phục hồi.
Trong giai đoạn từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016 sản xuất công nghiệp chỉ tăng 0,4% trong khi môi trường trong nước và quốc tế khá thuận lợi. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều yếu tố hỗ trợ như giá dầu và lãi suất cho vay giảm.
Theo đánh giá của Cơ quan Kho bạc Pháp, sự sụt giảm nhanh vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế cho thấy Pháp đang bị tụt lại phía sau so với những nước có ngành công nghiệp phát triển như Đức và Nhật Bản. Thống kê cho thấy 982.000 lao động trong các ngành công nghiệp đã mất việc làm trong giai đoạn 2001-2015.
Giá trị sản xuất của rất nhiều ngành công nghiệp giảm sút, không chỉ trong lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp như dệt may mà cả trong các lĩnh vực như sản xuất thiết bị điện và luyện kim. Giá trị sản xuất của hai ngành này hiện đang thấp hơn so với năm 2010.
Song một số ngành công nghiệp Pháp vẫn giữ được đà tăng trưởng, thậm chí có những bứt phá trong các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, đóng tàu, sản xuất ô tô và dược phẩm. Sản xuất và chế tạo máy bay tiếp tục là một trong những đầu tàu của ngành công nghiệp Pháp với tăng trưởng trung bình hàng năm 5%.
Theo đánh giá về triển vọng thị trường của hãng Airbus, bất chấp những bất ổn trên thị trường thế giới, nhu cầu máy bay của các hãng hàng không tiếp tục tăng. Lĩnh vực dược phẩm của Pháp tiếp tục khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 3,8% trong quý II/2016.
Các ngành công nghiệp đóng tàu và sản xuất ô tô của Pháp vẫn giữ được thị phần trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng của những ngành công nghiệp Pháp có thế mạnh không thể bù đắp những yếu kém trong các lĩnh vực khác.
Chính vì vậy, sản xuất công nghiệp của Pháp vẫn tiếp tục giảm, thâm hụt thương mại của Pháp tiếp tục gia tăng, lên đến 24 tỷ euro trong sáu tháng đầu năm. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng ở Pháp là rất sâu sắc và Pháp cần phải tiến hành thêm nhiều cải cách cơ cấu nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại./.
Theo TTXVN