Đây là lần thứ 5 Trung Nguyên tham dự CAEXPO và là đại diện cho ngành nông sản Việt Nam để quảng bá hình ảnh thương hiệu,ênsắpmởnhiềuchinhánhtạiTrungQuốlịch thi đâu bong đá hôm nay sản phẩm các mặt hàng nông sản thế mạnh như cà phê nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và quốc tế.
Trung Nguyên cho biết, nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, cũng như đáp ứng nhu cầu cà phê riêng cho thị trường này, từ năm 2012, Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công nghệ hiện đại và có công suất lớn nhất châu Á đặt tại Bắc Giang. Tại đây, Trung Nguyên muốn tận dụng vị trí địa lý thuận lợi cả đường bộ và đường hàng không từ Việt Nam sang Trung Quốc để đảm bảo cung ứng đầy đủ và nhanh chóng hàng hóa cho thị trường này.
Mặt hàng cà phê hòa tan G7 hiện rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Sau khi nhà máy Bắc Giang đi vào hoạt động, doanh số của Trung Nguyên tại Trung Quốc gia tăng gần 200%, đạt hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2013. Bên cạnh đó, thông qua nhà phân phối tại thị trường này, sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã vào hệ thống Walmart Trung Quốc 2 năm qua.
Cùng việc đầu tư nhà máy và nghiên cứu sản phẩm phù hợp với thị trường Trung Quốc, Trung Nguyên đang ráo riết chuẩn bị mở chi nhánh tại một trong những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng Châu trong năm 2014.
Theo đánh giá của Trung Nguyên, Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho ngành cà phê Việt Nam. Theo đó, doanh thu thị trường cà phê Trung Quốc năm 2012 đã đạt 1,6 tỷ USD, trong đó cà phê hòa tan chiếm 90% và có tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm.
Theo một nghiên cứu mới đây, trung bình mỗi người dân thành thị Trung Quốc sử dụng 5 ly cà phê/năm, và đây là đối tượng khách hàng chính với khoảng 600 triệu người, chiếm đến 90% thị trường cà phê nước này. Do đó, Trung Nguyên đã chọn Trung Quốc là 1 trong 3 nhóm thị trường chiến lược của mình trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Việt Nam ra quốc tế.