【soi kèo rennes】Soi kèo phạt góc Mexico vs Honduras, 09h30 ngày 20/11
Đây là một đề xuất của chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Hoạt động ODA tại Việt Nam – 20 năm nhìn lại”,ốnvayODAnêntậptrungđểtáicơcấukinhtếsoi kèo rennes do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 7/8.
Tỷ lệ giải ngân ODA mới đạt khoảng 63%
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá trong 20 năm qua, nguồn vốn ODA mà các nhà tài trợ quốc tế trợ giúp Việt Nam với tổng số tiền khoảng 80 tỷ USD đã bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,... Các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một mô hình thành công trong huy động và sử dụng ODA.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, công tác thu hút, quản lý, sử dụng ODA cũng còn nhiều thách thức, hạn chế. Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhận xét, năng lực hấp thụ vốn của chúng ta còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân ODA mới đạt khoảng 63%. Một số chương trình, dự án ODA có thiết kế chưa sát với thực tế, phân bổ còn dàn trải. Việc lồng ghép ODA với một số chương trình mục tiêu quốc gia còn trùng lặp. Hiệu quả sử dụng còn thấp. Những hạn chế này đã tạo nên nỗi lo cho tính bền vững và an toàn của nợ công.
Ngoài ra, các nguồn vốn ODA ưu đãi thường kèm theo những điều kiện như chỉ định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài, vật tư từ quốc gia tài trợ nên chi phí đầu tư thực tế thường tăng hơn rất nhiều so với dự toán. Hơn nữa, ODA thường là nguồn vốn dễ tiếp cận và trách nhiệm của người đi vay không cao nên các dự án sử dụng vốn ODA có nguy cơ quản lý kém hiệu quả.
Vẫn còn tư tưởng "ODA thời bao cấp"
Theo TS Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính, nguồn vốn ODA rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển lớn. Tuy nhiên, hạn chế mang tính tổng hợp nhất trong quản lý và sử dụng ODA là năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA chưa đạt yêu cầu. Việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA chưa kịp thời, khiến giải ngân bị chậm. Bên cạnh đó, việc huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi căn cứ nhiều vào nhu cầu, danh mục các chương trình dự án đề xuất mà chưa đặt trong mối quan hệ với khả năng trả nợ, mối quan hệ giữa hiệu quả chương trình dự án với hiệu quả quản lý nợ công và an toàn nợ công.
Đây là quan điểm được nhiều chuyên gia chuyên gia kinh tế đồng tình. Một số chuyên gia cũng đưa ra nhận định, một số cơ quan thụ hưởng ODA cả ở Trung ương lẫn địa phương vẫn còn tư tưởng “ODA thời bao cấp”, coi “ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, ODA vốn vay là Chính phủ trả nợ”. Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA, mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án
TS Vũ Nhữ Thăng cho rằng, định hướng chính sách sử dụng nguồn vốn ODA cần có những thay đổi phù hợp. Đối với ODA vốn vay, cần tập trung nguồn vốn này cho cân đối NSNN để tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của ngân sách nhà nước. Vốn ODA vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ.
Đồng thời, đảm bảo vốn đối ứng trong nước để dự án ODA được giải ngân cao và nhanh nhất, ưu tiên cân đối nguồn vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết và thực hiện theo đúng tiến độ. Quá trình xây dựng dự án ODA cần rà soát và xác định nhu cầu vốn đối ứng và khả năng cân đối các nguồn NSNN. Cần thực hiện nguyên tắc phải cân đối được đủ nguồn vốn đối ứng mới ký kết chương trình, dự án với các nhà tài trợ nước ngoài.
Cùng với đó, TS Vũ Nhữ Thăng cũng đề xuất cần thúc đẩy việc áp dụng cách tiếp cận nguồn vốn ODA và vay ưu đãi theo hình thức hỗ trợ mới như tiếp cận theo chương trình, kết quả đầu ra, nhất là hình thức hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý công của Việt Nam./.
Theo Báo cáo của Chính phủ, tổng số vốn ODA đã ký kết chưa giải ngân khoảng 22 tỷ USD, yêu cầu trong 5 năm tới phải giải ngân hết số vốn này. Nếu tính số vốn ODA sẽ tiếp tục ký kết trong thời gian tới, thì bình quân mỗi năm giải ngân khoảng 5,5 tỷ USD. Để thực hiện giải ngân số vốn ODA này, hàng năm cần khoảng 25-30 ngàn tỷ đồng vốn đối ứng. Tuy nhiên theo kế hoạch bổ sung vốn trái phiếu chính phủ 2014-2016 được Quốc hội thông qua mới cân đối được khoảng 7 ngàn tỷ đồng. Với nguồn vốn NSNN như hiện nay thì việc cân đối vốn đối ứng theo tiến độ giải ngân vốn ODA là rất khó khăn. |
D.A