Thông tư 11/2015/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán và cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động tư vấn,ơchếtàichínhmớichohoạtđộngtưvấnvàgiámđịnhxãhộnhận định ac phản biện và giám định xã hội của hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bao gồm: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương (Liên hiệp Hội Việt Nam) và các hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành toàn quốc của Liên hiệp Hội Việt Nam (các hội ngành toàn quốc), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Liên hiệp hội địa phương), và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư quy định rõ các nguyên tắc tài chính. Theo đó, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là hoạt động mang tính chất xã hội, độc lập khách quan, không vì mục đích lợi nhuận. Việc phê duyệt các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội cần gắn với việc phê duyệt dự toán kinh phí và dự kiến các nguồn kinh phí thực hiện.
Các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội có sử dụng ngân sách nhà nước phải được xây dựng và thực hiện phù hợp với định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành, chế độ, định mức chi tiêu và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Đối với chi hoạt động quản lý các đề tài, đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Thông tư 11 nêu rõ chi công tác xác định nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; tuyển chọn, giao trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, đề án; thẩm định nội dung và tài chính của đề tài, đề án. Nội dung chi bao gồm: chi công lao động khoa học của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá các hồ sơ đề tài, đề án; chi họp các hội đồng tư vấn; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn và các chi phí khác liên quan.
Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu kết quả của đề tài, đề án. Nội dung chi bao gồm: chi công khảo nghiệm kết quả của các đề tài, đề án, chi công lao động của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả của các đề tài, đề án; chi các cuộc họp của đoàn kiểm tra, tổ chuyên gia thẩm định, hội đồng đánh giá giữa kỳ, hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu; chi phí đi lại, ăn ở của các chuyên gia ở xa được mời tham gia đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu.
Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định mức chi cụ thể cho từng nội dung của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Theo đó, đối với việc xây dựng đề cương Đề án, mức chi tối đa là 5 triệu đồng/đề cương; Chi phí thuê khoán chuyên môn cho đề tài chuyên đề nghiên cứu, phân tích về lĩnh vực khoa học tự nhiên, mức chi tối đa 20 triệu/chuyên đề; Báo cáo tổng hợp kết quả đề án, mức chi tối đa 30 triệu đồng/báo cáo…
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 20/3/2015. Thông tư này thay thế thông tư 27/2003/TT-BTC ngày 1/4/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam./.
Phương Quyên