【hearts đấu với rangers】Nhận định, soi kèo Pakhtakor vs Al Ain, 21h00 ngày 3/12: Khó cho cửa trên
(CMO) LTS: Thiếu - thừa trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những thực trạng khá điển hình trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực mà công tác giải quyết việc làm của địa phương cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Báo Cà Mau Online xin giới thiệu đến độc giả loạt bài: Việc làm cho lao động nông thôn nghịch lý thiếu - thừa
Chấp nhận bỏ nhà, bỏ con lại cho người thân chăm sóc lên TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… làm công nhân với mong muốn cuộc sống sẽ khá hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng có cơ hội đổi đời. Sau lưng của những lao động nông thôn rời quê ra thành phố tìm việc làm là những khoảng trống mênh mông với biết bao bộn bề, lo toan.
Tranh thủ nghỉ phép 3 ngày, chị Đặng Thị Đợi (35 tuổi, ấp Rạch Dược, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) đưa con trai út Đặng Nhật Duy, 9 tuổi, về nhà ngoại đi học. Nghỉ hè mẹ con mới có điều kiện gặp nhau nhưng chỉ chóng vánh, ngắn ngủi vì chị Đợi còn tranh thủ tăng ca kiếm tiền chuẩn bị sách vở, quần áo cho 3 đứa con vừa bước vào năm học mới.
Bà Phạm Thị Đẹp (60 tuổi, mẹ chị Đợi) chia sẻ: “Nhà có mấy công đất nên 4 đứa con sau khi cưới vợ gả chồng đều đi TP Hồ Chí Minh, Bình Dương tìm việc làm. Chồng tôi dù đã 60 tuổi nhưng cũng phải đi Bình Dương làm công cho tiệm hàn sắt. Thương nhất là 3 đứa cháu ngoại, cha nó bỏ gần 10 năm, mẹ nó một mình làm công nhân nuôi con ăn học, tôi chỉ có thể bù đắp bằng tình thương chứ mấy công vuông thất bát cũng chỉ đủ mua gạo ăn cho mấy bà cháu”.
Các lớp dạy nghề phi nông nghiệp, trong đó có may dân dụng, sau học nghề phần lớn lao động chưa phát huy được nghề đã học. |
Mang trong mình căn bệnh thiếu máu cơ tim nên khi tăng ca chị Đợi thường xuyên ngất xỉu. “Tháng rồi tôi chỉ làm được 19 ngày và tiền lương cũng chỉ hơn 4 triệu đồng, tiền tàu xe đưa bé Nhật Duy về cũng đã hết”, chị Đợi chia sẻ. Thấy các con lớn dần, và khi sức khoẻ không đáp ứng cho việc phải thường xuyên tăng ca nên chị Đợi rất muốn về quê tìm việc làm. “Tôi ráng làm đến tết để được nhận tháng lương thứ 13. Qua tết tôi sẽ về quê tìm việc gần nhà để có thời gian chăm sóc mẹ già và 3 đứa con nhỏ. Thực sự khi xa quê, xa con lòng buồn lắm, nhưng vì miếng cơm manh áo nên không biết phải làm sao”, chị Đợi bùi ngùi.
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên sau khi sinh đứa thứ 2 được 6 tháng, con gái bà Nguyễn Thị Em (46 tuổi, ấp Rạch Dược, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) để lại 2 đứa cháu ngoại cho bà Em chăm sóc để đi Bình Dương làm công nhân. Tiết kiệm để có tiền gửi về phụ mẹ nuôi con nên mỗi năm con gái bà Em chỉ về thăm mẹ, thăm con vỏn vẹn 1 tuần vào dịp Tết Nguyên đán.
Mỗi năm mẹ con chỉ gặp nhau mấy ngày nên đứa lớn 4 tuổi, đứa nhỏ 23 tháng chỉ quấn lấy bà ngoại. Bà Em phân trần, con bé đã 23 tháng nhưng chỉ nặng 9 kg, biết cháu bị suy dinh dưỡng nhưng trong quê có gì ăn nấy, không có điều kiện bồi bổ sức khoẻ. “Kinh tế khó khăn nên con gái út học xong lớp 9 đành nghỉ học. Mỗi tháng con gái lớn gửi về được 2-3 triệu đồng nhưng cũng chẳng thấm đâu với 4 miệng ăn vì 5 công vuông thất bát thường xuyên”, bà Em chia sẻ.
Nhà nghèo, không đất, 10 miệng ăn chỉ trông chờ vào tiền đi làm hồ bữa có bữa không của chồng là anh Lê Quốc Tý, hơn 1 năm qua chị Lý Kim Quyên (36 tuổi, Ấp 4, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) cùng chồng và con trai lớn đi làm phụ hồ theo các công trình xây dựng ở TP Hồ Chí Minh. Tiền công được trả theo tuần, sau khi trừ chi phí ăn uống, thuê trọ, mỗi tuần chị gửi về cho mẹ và 6 đứa con hơn 1 triệu đồng. Bà Huỳnh Thị Chận (mẹ chị Quyên) dù đã 68 tuổi vẫn bơi xuồng đục hàu, giăng lưới kiếm thêm con cá để lo cuộc sống.
Buổi sinh hoạt văn nghệ và ăn bánh kẹo của những đứa trẻ có cha mẹ đi làm xa do Hội LHPN xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước tổ chức. |
Cuộc sống gia đình chị Quyên sẽ bình lặng nếu như con gái chị, bé Lý Yến N, không bị hiếp dâm dẫn đến mang thai. Lợi dụng bà Chận vắng nhà, lợi dụng sự ngây thơ của N nên đối tượng đã 4 lần hiếp dâm dẫn đến việc N mang thai ở tuổi 15. Khi được hỏi, bé N ngây thơ trả lời, mỗi lần chú đến làm xong đều cho con 50 ngàn đồng mua bánh ăn.
Chua xót khi phải đưa con đi phá thai, nên chị Quyên bỏ việc ở nhà để gần gũi và cũng để giữ con. Không đi làm, không có tiền, đồng nghĩa cái nghèo sẽ tiếp tục đeo bám 10 con người trong gia đình chị Quyên. Trước đó, gia đình chị không còn nằm trong diện hộ nghèo, cận nghèo của địa phương sau khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 25 ngàn lao động, trong đó hơn 9 ngàn lao động có việc làm trong tỉnh và trên 17 ngàn lao động làm việc ngoài tỉnh. Vì sao số lao động ngoài tỉnh luôn cao gấp đôi so với lao động tìm kiếm được công việc tại địa phương? Trên thực tế có bao nhiêu phần trăm lao động đã có cuộc sống ổn định, đã tích luỹ được tiền sau khi rời quê đi làm công nhân? Trong quá trình đi tác nghiệp, chúng tôi cũng đặt câu hỏi này đối với chính quyền địa phương, ngành lao động. Tuy nhiên, phần lớn các câu trả lời vẫn là “Nghe nói họ làm công nhân lương khá lắm…”./.
Ngày 21/11/2009, Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020 (Đề án 1956). Lần đầu tiên, những mục tiêu định lượng về số lao động được đào tạo nghề và hiệu quả của các lớp học được đưa ra. Tuy nhiên, bất cập hiện nay vẫn là phần lớn lao động Cà Mau sau đào tạo chưa mưu sinh đúng nghề được đào tạo, mục tiêu “ly nông bất ly hương” xem ra vẫn chưa thể hoàn thành. |
Thanh Phương
Bài 2: Nguồn nhiều, chất lượng yếu